Pages

Thứ Ba, 10 tháng 7, 2012

Clinton đến VN thúc đẩy giao thương



Bà Clinton phát biểu ở Bộ Ngoại giao Mông Cổ
Trọng tâm chuyến Á du của bà Clinton là thúc đẩy xuất khẩu của Mỹ
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã lên đường đến Việt Nam hôm nay thứ Ba ngày 10/7 để thúc đẩy thương mại với nước này trong bối cảnh Mỹ đang nỗ lực khôi phục nền kinh tế ốm yếu với trọng tâm là xuất khẩu sang châu Á.
Bà đến Hà Nội sau trạm dừng chân ở Ulan Bator, Mông Cổ, nơi nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào bao gồm than đá đã góp phần vào sự bùng nổ kinh tế của nước láng giềng Trung Quốc.

Trọng tâm kinh tế


Bà cũng sẽ có cuộc gặp với các đại diện của cộng đồng doanh nghiệp Mỹ và Việt Nam.
Clinton sẽ gặp các lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam và sẽ ký kết một số thỏa thuận về trao đổi giáo dục cũng như các hợp đồng thương mại.
Theo hãng tin Pháp AFP thì Việt Nam mong muốn phát triển quan hệ với Mỹ vượt quá mức độ thương mại. Nước này đã nói rõ rằng họ muốn có mối quan hệ chặt chẽ hơn với nước từng là cựu thù chiến tranh của họ trong bối cảnh căng thẳng về chủ quyền với Trung Quốc trên Biển Đông.
“Tôi nghĩ một trong những điều then chốt ở đây là nếu chúng ta nhìn vào Asean thì sẽ thấy đây là một trong những khu vực trung lưu phát triển nhanh nhất trên thế giới,” một quan chức hàng đầu của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói với các phóng viên tháp tùng bà Clinton.
“Và nếu chúng ta xem xét đâu là thành tố quan trọng trong sự phục hồi kinh tế của Mỹ thì rõ ràng xuất khẩu sẽ đóng vai trò trung tâm, nhất là xuất khẩu sang châu Á,” quan chức này nói thêm với điều kiện giấu tên.
"Chúng ta cần phải làm cho thế kỷ 21 là thời đại mà người dân trên khắp châu Á không những trở nên giàu có hơn mà còn phải tự do hơn."
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton
Vào cuối tuần nay Clinton sẽ chủ trì một hội nghị lớn nhất từ trước đến nay của các doanh nghiệp Mỹ ở Asean ở thành phố Siem Reap của Campuchia để bàn thảo các cách thúc đẩy xuất khẩu của Mỹ ở khu vực.
“Nếu chúng ta nhìn vào... danh sách 1.000 công ty hàng đầu ở Mỹ thì sẽ thấy phần lớn các hoạt động làm ăn của Mỹ ở châu Á là của các công ty nằm ở tốp đầu,” ông nhận xét.
“Do đó điều mà chúng tôi muốn (trong chuyến Á du) là khuyến khích các công ty khác vốn chưa từng nghĩ đến hoặc chưa từng xuất khẩu tích cực hơn ở châu Á,” vị quan chức này nói thêm.
Theo số liệu chính thức của chính phủ Mỹ thì năm ngoái Mỹ thâm hụt 13,2 tỷ đô la trong giao thương với Việt Nam. Tuy nhiên nền kinh tế dựa vào ngoại thương của quốc gia này đang cần một cú hích.
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã giảm xuống còn 4,38% trong nửa đầu năm 2012. Đây là tốc độ tăng trưởng chậm chạp nhất của nước này trong ba năm trở lại đây do tác động của các yếu tố như lạm phát cao và các khó khăn ở châu Âu.

Thúc đẩy dân chủ

Các nhân vật bất đồng chính kiến Việt Nam hiện đang bị giam giữ
Bà Clinton được mong đợi sẽ nêu vấn đề nhân quyền với các nhà lãnh đạo Việt Nam
Trong lúc ở Mông Cổ, bà Clinton đã kêu gọi các quốc gia châu Á với chế độ chính trị khép kín phải lưu tâm những lời kêu gọi mở rộng dân chủ. Bà nói rằng điều này chỉ giúp tăng thêm sức mạnh cho nền kinh tế của họ.
Mặc dù không nêu đích danh các quốc gia cộng sản Trung Quốc và Việt Nam, ngoại trưởng Mỹ bác bỏ những lập luận cho rằng dân chủ không phù hợp ở châu Á và rằng dân chủ đe dọa ổn định hay chỉ là đặc quyền của các nước giàu có phương Tây.
Bà nói rằng mặc dù châu Á có những trường hợp đạt được những thành tựu kinh tế ban đầu mà không cần phải cải cách chính trị mạnh mẽ thì điều này vẫn là ‘sự mặc cả thiển cận và về lâu dài là không bền vững’.
Phát biểu ở một sự kiện về phụ nữ ở Ulan Bator, bà nói rằng hạn chế tự do sẽ ‘giết chết sự sáng tạo và kìm hãm tinh thần doanh nghiệp’ và cuối cùng sẽ tàn phá sự phát triển kinh tế.
“Chúng ta cần phải làm cho thế kỷ 21 là thời đại mà người dân trên khắp châu Á không những trở nên giàu có hơn mà còn phải tự do hơn,” bà nói.
"Đây là lúc thích hợp để nói về dân chủ ở châu Á khi mà nhiều nước trong khu vực đang đối diện với câu hỏi mô hình quản lý nào phù hợp với xã hội và tình hình của họ. Con đường mà họ lựa chọn sẽ định hình cuộc sống của hàng tỷ người và tương lai của khu vực."
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton
Thông điệp này của bà Clinton phản ánh sự xung đột giá trị giữa Washington và Bắc Kinh khi hai nước này đang cạnh tranh để giành lợi thế kinh tế và chiến lược ở khu vực.
“Chuyến công du của tôi thể hiện ưu tiên chiến lược của ngoại giao Hoa Kỳ vào lúc này,” bà nói, “Sau 10 năm tập trung rất nhiều vào các cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan thì Hoa Kỳ đang tăng cường đầu tư rất nhiều trong các lĩnh vực kinh tế, ngoại giao và chiến lược vào khu vực này của thế giới.”
“Đó là điều mà chúng tôi gọi là xoay trục về phía châu Á,” bà nói thêm.
“Đây là lúc thích hợp để nói về dân chủ ở châu Á khi mà nhiều nước trong khu vực đang đối diện với câu hỏi mô hình quản lý nào phù hợp với xã hội và tình hình của họ.”
“Con đường mà họ lựa chọn sẽ định hình cuộc sống của hàng tỷ người và tương lai của khu vực,” bà phát biểu.
Khi đến Việt Nam, bà mang theo rất nhiều sức ép từ trong nước muốn bà phải lên tiếng mạnh mẽ về thành tích nhân quyền của nước này.
Hạ nghị sỹ Frank Wolf thuộc Đảng Cộng hòa vốn có tiếng là mạnh miệng về nhân quyền hôm thứ Hai 9/7 đã kêu gọi cách chức Đại sứ David Shear ở Việt Nam ngay trước thềm chuyến thăm của bà Clinton và cáo buộc ông này không gây sức ép đủ về nhân quyền.

Không có nhận xét nào: