Pages

Thứ Tư, 18 tháng 7, 2012

Indonesia muốn tháo ngòi nổ Biển Đông



Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa
Ông Natalegawa lo ngại vấn đề Biển Đông ảnh hưởng tới uy tín và sự đoàn kết của Asean
Ngoại trưởng Indonesia tới các nước Asean để tránh căng thẳng trong khối liên quan tới Biển Đông. 
Hãng tin AP dẫn lời ông Marty Natalegawa nói ông đã gặp người tương nhiệm phía Malaysia hôm thứ Tư và sẽ bay tới các nước Asean khác trong sứ mệnh hàn gắn bất đồng trong khối sau khi các ngoại trưởng không đưa ra được thông cáo chung khi họp ở Campuchia trong tuần trước.

Bốn thành viên này cùng Trung Quốc và Đài Loan đều có những đòi hỏi chủ quyền chồng lấn tại Biển Đông.
Đó là lần đầu tiên Asean không thống nhất được về một tuyên bố sau hội họp trong lịch sử 45 năm và nó cho thấy sự bất đồng về cách thức giải quyết vấn đề Biển Đông liên quan tới bốn nước thành viên - Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam.

'Quy tắc ứng xử'
Trong cuộc họp tuần trước, Campuchia đã theo lập trường của Trung Quốc mà theo đó các nước có tranh chấp cần đàm phán riêng rẽ thay vì đưa vấn đề ra các diễn đàn đa phương.
Việt Nam và Philippines lại muốn thế giới chú ý tới vấn đề này và cảnh báo rằng hành động của Trung Quốc trong Biển Đông sẽ ảnh hưởng tới tự do hàng hải.
Hoa Kỳ đã lên tiếng nói rằng giải quyết hòa bình các tranh chấp và đảm bảo tự do hàng hải là lợi ích quốc gia của họ.
"Nếu chúng ta không làm gì cả thì những tác hại sẽ lớn hơn."
Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa
Bắc Kinh trong khi đó cảnh báo Washington không can thiệp vào các tranh chấp ở biển họ gọi là Nam Hải.
Ngoại trưởng Natalegawa nói việc có được sự đồng thuận trong Asean về vấn đề Biển Đông là "vô cùng quan trọng" vì nó có thể ảnh hưởng tới uy tín và sự đoàn kết của khối.
Ông được hãng AP dẫn lời nói: "Nếu chúng ta không làm gì cả thì những tác hại sẽ lớn hơn."
Ông Natalegawa nói ông sẽ thúc giục các nước Asean đồng ý về sáu nguyên tắc trong tranh chấp trên Biển Đông bao gồm cả việc tranh sử dụng vũ lực và giải quyết vấn đề phù hợp với luật pháp quốc tế.
Vị ngoại trưởng cũng hy vọng các nước sẽ sớm ký bộ Quy tắc ứng xử có ràng buộc pháp lý để tránh xung đột vũ trang lớn trong các vùng lãnh thổ tranh chấp.

Không có nhận xét nào: