Pages

Thứ Sáu, 6 tháng 7, 2012

Người Nhật khiêu khích Trung Quốc trong vấn đề chủ quyền biển đảo


Đảo Uotsuri thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Ảnh chụp ngày 19/06/2011.
Đảo Uotsuri thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Ảnh chụp ngày 19/06/2011.
REUTERS/Kyodo

Mai Vân
Vào hôm nay 06/07/2012, hai công dân Nhật Bản đã bất chấp lệnh cấm của chính phủ, đì thuyền đến khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang bị Trung Quốc đòi chủ quyền rồi đổ bộ lên một hòn đảo để tỏ thái độ. Trước đó, Đô trưởng Tokyo cũng đã khiến Bắc Kinh bực tức khi đòi đặt tên Senkaku cho con gấu trúc vừa chào đời trong sở thú Tokyo.

Theo hãng AFP, lực lượng tuần duyên Nhật Bản cho biết là Hitoshi Nakama, một chính khách ở Ishigawa, cùng một người bạn đồng hành, đã sử dụng thuyền đánh cá để đến đảo Kitakojima, một hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku/ Điều Ngư do Nhật kiểm soát nhưng bị Trung Quốc và Đài Loan tranh chấp. Nguồn tin trên xác nhận là hai người nói trên đã nhảy từ thuyền đánh cá xuống biển và bơi đến đảo, ở đấy một tiếng rưỡi đồng hồ.

Chính quyền Nhật Bản cấm người dân đến các hòn đảo kể trên nếu không có giấy phép. Lực lượng tuần duyên cho biết họ đang cùng với cảnh sát điều tra về vụ việc.
Một sự kiện khác cũng gián tiếp liên quan đến các đảo tranh chấp và đang làm cho Trung Quốc bất bình. Thủ phạm vụ này lại là con gấu trúc vừa chào đời tại sở thú Tokyo Ueno vào hôm qua. Đây là con gấu trúc đầu tiên ra đời tại đây từ 24 năm qua.
Cách đây một tuần trước khi con gấu con ra đời, Đô trưởng Tokyo Shintaro Ishihara, một người nổi tiếng với quan điểm dân tộc chủ nghĩa cực đoan đã đề nghị đặt tên cho con gấu là "Sen Sen" hay "Kaku Kaku", tùy theo đó là đực hay cái.
Vấn đề là hai tên này đều dựa trên tên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang bị Trung Quốc tranh chấp. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng gây gắt cho đấy là một hành động vụng về nhằm phá hoại quan hệ song phương.
Theo ông Hồng Lỗi, dù Nhật Bản có đặt tên gì cho con gấu trúc mới sinh ra đi nữa, thì nó vẫn là thuộc sở hữu của Trung Quốc và sẽ trở về Trung Quốc trong hai năm tới đây. Ngoài ra, dù có nói gì đi nữa thì Điếu Ngư vẫn là của Trung Quốc.
Bố mẹ của con gấu mới sinh là Shin Shin và Ri Ri đã được Trung Quốc cho Nhật thuê với giá 1 triệu đô la một năm. Theo quy định nếu sanh ra gấu con, bé gấu thuộc quyền sở hữu của Trung Quốc.

Không có nhận xét nào: