Pages

Thứ Ba, 24 tháng 7, 2012

Thế hệ hèn nhát


Đây là tấm ảnh tôi chụp bằng Iphone 3GS cận cảnh tại hàng rào do công an Hà nội dựng ngang đường Điện Biên Phủ Hà nội để ngăn chặn người biểu tình chống Trung quốc gây hấn, xâm lược biển đảo Việt nam khỏi đi qua đại sứ quán Trung quốc trong ngày 22/7/2012. Tôi đã post ảnh này lên Facebook ngay thời điểm cuộc biểu tình đang diễn ra. khi xem lại ảnh, tôi thấy chưa vừa ý về chất lượng hình và có phần “nhạy cảm”. Tuy nhiên cần tôn trọng sự thật, tôi vẫn để lại không xóa đi. Tôi cũng cho post lên Blog này các nhận xét trái chiều dưới đây trên facebook mà ko xin phép cũng như cắt bỏ vài comments tục tĩu rất mong các bạn lượng thứ. Cảm ơn các bạn

Trịnh Hữu Long – Không hiểu vô tình hay cố ý, Nhà nước lại huy động thanh niên tình nguyện, nhất là nữ, ra án ngữ con đường đoàn biểu tình đi. TNTN là lực lượng dân sự, không có lý do gì để bắt họ phải đảm bảo an ninh, trật tự, phân luồng giao thông trong khu vực biểu tình. Đó là việc của các cơ quan nhà nước. Sự có mặt của các nữ thanh niên ở tuyến đầu của một khu vực tiềm ẩn nhiều nguy cơ an ninh như thế này, thậm chí có thể gọi là phản cảm.
Mặt khác, mình cũng không ủng hộ việc suy diễn từ bức ảnh này là họ đang cúi đầu, chịu nhục, lầm đường lạc lối, hay là phản quốc..v.v… Họ đang làm cái việc đảm bảo an ninh, trật tự, hoặc ít nhất là đứng yên vô hại chứ không làm điều gì xấu xa. Hình ảnh của họ đáng thương như vậy là bởi vì họ đang làm một việc không phải của họ. Bất kỳ ai phải miễn cưỡng làm một việc không phải của mình đều mang một hình ảnh đáng thương như vậy. Tưởng tượng các cô gái này là con em hay bạn bè của mình, chắc chúng ta sẽ nghĩ khác.
Một số bình luận thậm chí gọi họ và lực lượng cảnh sát là lực lượng “chống biểu tình”, trong khi không ai chỉ ra được hành vi nào được gọi là “chống”. Cảnh sát phải bảo vệ khu vực ĐSQ Trung Quốc là nghĩa vụ theo luật pháp quốc tế. Việc họ cấm đường này, ngăn phố nọ cũng là chuyện bình thường, bởi nếu có luật biểu tình thì lộ trình của đoàn biểu tình phải được sự đồng ý từ trước của cảnh sát.
Nguyễn Hoàng Linh comment: Như ở bên này thì cần thông báo (chứ ko phải xin phép) trước trong vòng 72h và cơ quan cảnh sát chỉ có quyền ko đồng ý trong 2 trường hợp: 1. Biểu tình gây ảnh hưởng quá lớn đến hoạt động của các cơ quan tư pháp (tòa án, công tố…) ở khu vực đoàn biểu tình đi ra. 2. Giao thông trên lộ trình của đoàn biểu tình ko thể tổ chức được theo cách khác (tức là ví dụ đoàn biểu tình đòi chiếm cả một khu phố nào đó thì chính quyền phải tìm cách tổ chức giao thông tại đó theo đường khác, và chỉ khước từ biểu tình nếu việc tổ chức này ko thực hiện được). Theo đó thì việc biểu tình phản đối trước một ĐSQ nào đó là chuyện hết sức bình thường, chỉ cần đừng… ném bom vào đó thôi, chứ đứng trước đó phất cờ, hô hào, chửi bới, thậm chí ném trứng thối, cà chua… cũng ko sao, vì đó cũng là một hình thức của sự thể hiện quan điểm, ý nguyện chính trị, theo luật định:http://nhipcauthegioi.hu/modules.php?name=News&op=viewst&sid=1171 Thành ra, bảo vệ khu vực ĐSQ ko thể đồng nghĩa với việc cấm biểu tình tại khu vực đó! Thậm chí, sự hiện diện của cảnh sát tại đó, bên cạnh việc bảo đảm an ninh, còn là để bảo vệ đoàn biểu tình nữa .
— Trịnh Hữu Long – Em thấy ở nhiều nước thì đúng như anh nói là các đoàn biểu tình có thể tiếp cận các ĐSQ ở 1 khoảng cách vài chục mét. Nên em cũng thấy việc CA Hà Nội chặn đoàn biểu tình từ khoảng cách xa như mấy cuộc vừa rồi là không hợp lý lắm. — Nguyễn Hoàng Linh – Nhưng cũng có thể nước ngoài họ ít “phản động” hơn, ở ta nhiều “thế lực thù địch” quá, nên phải cảnh giác hơn họ? Vì ngay những cuộc biểu tính chống chính phủ họ, mà cảnh sát cũng khá thưa thớt, và đứng rất kín đáo, có khi cách đoàn biểu tình hàng… cây số, để người biểu tình ko cảm thấy bị quấy rối, để sự tự do thể hiện ý nguyện được thoải mái hơn .
— Trịnh Hữu Long – Em thấy mấy cuộc biểu tình bên Nhật, xe cảnh sát cũng dẫn đầu đoàn, rồi áp sát chứ không cách xa thế đâu . Nói chung cái này cũng tùy thuộc họ quan niệm thế nào là “an ninh” 
— Nguyễn Hoàng Linh – Uh, anh đang nói bên anh thôi. Tất nhiên cũng có lúc họ đứng gần, nhưng đa phần là họ “đo lường” được lúc nào cần đứng gần, lúc nào có thể đứng xa, tài thật!  . Riêng anh, có lần đi cùng 1 đoàn biểu tình chống chính phủ của đảng cực hữu (để quan sát thôi), thì lại muốn cảnh sát họ đứng ngay gần đó để nếu mấy ông đầu trọc hành hung mình thì có người bảo vệ  . Anh có hỏi mấy bác cảnh sát đứng cách đó độ 100m là hội này có nguy hiểm lắm ko, thì họ bảo, ko sợ đâu, trông các bạn ấy thế thôi, có gì bọn tôi sẽ ứng cứu. Rốt cục chả có gì cả, anh còn bắt chuyện với một nhóm hô hào ghê lắm, họ bảo mày ngoại quốc mà quan tâm đến tình hình sở tại là tốt, khá  . Vụ ấy có chụp một số hình, khi nào đấy sẽ bốt.

Không có nhận xét nào: