Pages

Chủ Nhật, 1 tháng 7, 2012

Trắc nghiệm của Trung cộng tại biển Đông


Lời bình CXN: – Bài viết này có quan điểm khá chính xác về những “tay chơi” (players) ở Biển Đông. Nguyên tắc bất di bất dịch của bất cứ động thái chính trị, quân sự nào đều phải thăm dò (trong nước và đôi khi ngoài nước) trừ phi biết chắc phản ứng của đối thủ (opponent’s reponses). CSBV đánh thăm dò Pleiku-Kontum tháng 3.1975 với phản ứng B-52 Mỹ trở lại chiến trường. TT Thiệu cũng thăm dò phản ứng Mỹ khi rút khỏi vùng 2. Kẻ mạnh thì không thăm dò mà dùng quyền lực ép buộc như Mỹ đội bom Hà Nội Chrismas 1972 để ép CSBV ký HĐ Paris, họ ép TT Thiệu ký HĐ Paris chứ không “thăm dò” CSBV hay VNCH trong những chuyện này. Trung Cộng phải thăm dò vì phản ứng có thể rất bi kịch cho TC mà không thể cứu vãn được hàng mấy trăm năm, con bài rất lớn (the stakes are high, very high indeed for China).
Châu Xuân Nguyễn
01.07.2012
——————-
  Qua những sự kiện  diễn biến trên biển Đông trong thời gian gần đây có thể thấy rằng Trung cộng đang lần lượt tiến hành các trắc nghiệm khác nhau.
Vụ căng thẳng tại bãi cạn Scarborough của Philippines, cũng như tuyên bố mời thầu trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam đều là những trắc nghiệm  giúp Trung cộng đánh giá đúng hơn phản ứng của các nước trực tiếp liên quan – ở đây làPhilippines và Việt Nam – cũng như phản ứng của dư luận quốc tế, đặc biệt là phản ứng của các cường quốc. 
Mức độ phản ứng và cách thức hành xử của từng đối tượng qua hai sự kiện  này là căn bản  để Trung cộng  có thể xây dựng  chiến lược của họ tại biển Đông. 
Thất bại qua trắc nghiệm  tại Scarborough
   Vụ căng thẳng tại bãi cạn Scarborough đã cho Trung cộng thấy rằng bất chấp sức ép về sự hiện hữu áp đảo về số tượng tàu Trung cộng có mặt tại bãi cạn cũng như lời đe dọa ngầm về trừng phạt kinh tế, Philippines vẫn duy trì cách phản ứng , đó là cương  quyết không nhượng bộ trong những tuyên bố về khẳng định chủ quyền của họ, mặc dù vẫn tích cực tìm kiếm các giải pháp ngoại giao nhằm giảm bớt căng thẳng. 
Cách hành xử trên đây của Philippines có thể coi là khôn khéo, kết hợp cả nhu cả cương, nhưng có lẽ điều làm Trung cộng phải suy nghĩ nhiều nhất là quan hệ đồng minh của Philippines với Mỹ.  Suốt vụ  tại bãi cạn Scarborough, Mỹ luôn  thể hiện sự khăng khít với Philippines,  qua những tuyên bố và hành động cử tàu chiến tới hiện diện trong khu vực. Không chỉ Mỹ, Nam Hàn cả Nhật cũng thường xuyên cử tàu chiến tới thăm Philippines. Một số nước khác tuy không hành động, nhưng ít nhiều cũng lên tiếng bày tỏ quan điểm, trong đó không có tiếng nói nào công khai ủng hộ cho lợi ích của Trung cộng. 

Diễn biến dư luận quốc tế trên đây đối với Trung cộng là đáng lo ngại. Nó nói lên  rằng nếu Trung cộng cứ tiếp tục gia tăng sức ép lên Philippines thì sự ủng hộ quốc tế dành cho Philippines càng tăng theo, đồng nghĩa với việc quan hệ giữa Trung cộng và các nước khác càng xấu đi. Một mình Philippines khó lòng đối đầu với Trung cộng, nhưng nếu các nước trong khu vực kết hợp với một vài cường quốc khác sẽ dư sức phong tỏa các cửa ngõ trên biển, trong đó có eo Malacca.Nền kinh tế và an ninh của Trung cộng sẽ bị tác động nghiêm trọng nếu yết hầu này bị chặn lại. Việc Mỹ tuyên bố gia tăng hiện diện quân sự tại châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt là hành  động  mở rộng hoạt động hợp tác quân sự tại khu vực Đông Nam Á đối với Trung cọng là vấn đề khá nhạy cảm,  Mỹ sẵn sàng khai thác vào yếu huyệt của Trung cộng nếu Trung cộng hành xử vượt ra ngoài quỹ đạo thông thường làm ảnh hưởng tới lợi ích và vị thế của Mỹ. 

Về phía Nhật, sự nhiệt tình ủng hộ Philippines cho thấy họ cũng như Mỹ, hiểu rõ vai trò yếu huyệt trên biển ở Đông Nam Á trong việc kiềm chế Trung cộng. Một khi Trung cộng bị kiềm chế thì sẽ tăng sự ổn định cho tuyến đường biển trong khu vực, vốn trực tiếp liên quan tới lợi ích kinh tế của Nhật. Mặt khác, nó cũng khiến Trung cộng phải phân lực, không thể dồn toàn lực vào việc đối đầu với Nhật tại những hòn đảo mà giữa hai bên đang có tranh chấp.
Tóm lại, phản ứng cứng rắn của Philippines và quốc tế  tại Scarborough đã cho Trung cộng thấy họ càng gia tăng căng thẳng thì lại càng lợi bất cập hại cho chính mình. Có thể trước đây Trung cộng tin rằng các quốc gia sẽ vì mối quan hệ làm ăn kinh tế mà nhượng bộ cho tham vọng của Trung cộng tại biển Đông. Nhưng thực tế đã diễn ra hoàn toàn khác. Phép thử Philippines đối với Trung Quốc như vậy là thất bại. Việc Philippines tạm thời rút tàu của họ khỏi bãi cạn có thể coi là giải pháp giúp giữ thể diện cho Trung Quốc và hạ nhiệt căng thẳng. 
Trắc nghiệm với Việt Nam
Trắc nghiệm  tiếp theo của Trung cộng là Việt Nam. Bằng việc tuyên bố chủ quyền  qua hình thứcmời thầu trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam, Trung cộng sẽ thấy được Việt Nam và cộng đồng quốc tế có phản ứng như thế nào. 
Việt Nam đã nhanh chóng tái khẳng định chủ quyền của mình, và điều này hoàn toàn nằm trong dự liệu của Trung cộng. Nhưng điều có lẽ Trung cộng vẫn chưa biết, và rất muốn biết ở đây là mức độ phản ứng của dư luận quốc tế như thế nào? Trên căn bản  đó để Trung cộng đánh giá: liệu trong trường hợp xảy ra xung đột với Việt Nam trên biển Đông, cộng đồng quốc tế có đứng về phía Việt Nam hay không, và liệu có phản ứng tới mức phong tỏa các tuyến đường vận tải hàng hóa xuất nhập cảng  của Trung cộng tại Đông Nam Á hay không?

Nếu cộng đồng quốc tế không tỏ thái độ quá quan tâm thì đó sẽ là căn bản  để Trung cộng thấy rằng Việt Nam đang đơn độc, và Trung cộng có thể tiếp tục mạnh bạo gia tăng thêm áp lực. Chẳng hạn như đưa tàu vào thăm dò tại những lô trong vùng thềm lục địa Việt Nam mà họ đã tuyên bố mời thầu, kết hợp với sự tăng cường sự hiện diện của các tàu hải giám, hay thậm chí đưa cả tàu chiến vào hộ tống. Với ưu thế mạnh  hơn về tiềm lực quân sự trên biển, Trung cộng có thể sẽ cứ tiếp tục gia tăng sức ép lên Việt Nam, và kỳ vọng tới lúc nào đó Việt Nam vì yếu thế mà phải nhượng bộ, không nhiều thì ít.

Tuy nhiên, nếu đây đúng là xu hướng mà Trung cộng muốn theo đuổi thì nó khá phiêu lưu, nếu không muốn nói là phản tác dụng. Nếu họ làm quá trớn, quan hệ giữa hai nước sẽ xấu đi và thúc đẩy Việt Nam tìm kiếm sự liên kết, ủng hộ từ các nước khác, vô hình chung càng tạo thêm sức kềm tỏa vô hình tại cửa ngõ Đông Nam Á. Qua một số lời phát biểu của dư luận quốc tế thể hiện sự ủng hộ chủ quyền của Việt Nam, hay qua sự kiện cuộc tập trận RIMPAC 2012 được tổ chức mà Việt Nam được mời quan sát còn Trung cộng thì không được mời tham gia cũng không được mời quan sát, hẳn Trung cộng đang dần cảm thấy sự cô độc của mình.
Nhưng Việt Nam chắc chắn là không thể bị động ngồi yên, mà cần tranh thủ hơn nữa tiếng nói và hành động của cộng đồng quốc tế. Một khi càng có nhiều tiếng nói từ dư luận quốc tế thì Trung cộng sẽ càng nhận diện rõ hơn thế bế tắc của họ, và sẽ chấm dứt hoặc ít ra là giảm bớt đi những phép thử tiêu cực tương tự trong tương lai. 
Lâu nay Trung cộng vẫn phản đối đa phương hóa vấn đề tranh chấp ở biển Đông, nhưng với việc mời thầu gần đây thì chính họ đã phá vỡ chủ trương này. Đây là một sự vi phạm nghiêm trọng công ước Liên Hợp quốc về luật biển. Mọi quốc gia trên thế giới đều cần lên tiếng ủng hộ cho Việt Nam, đồng thời khuyến cáo công ty của nước mình không tham gia vào những gói thầu phi pháp này. Một số quốc gia, trong đó có thể có cả một vài nước ASEAN, có thể không dám làm mất lòng Trung cộng,  vì sợ mất đi một mối quan hệ giao thương kinh tế quan trọng, nên không dám lên tiếng phản đối hành động của Trung cộng. Việt Nam cần thuyết phục để họ thấy rằng việc lên tiếng kịp thời là rất cần thiết, tạo tín hiệu để Trung cộng biết tự kềm chế hơn.  Trung Quốc biết tự kềm chế tham vọng sẽ giúp đem lại ổn định cho  đường biển huyết mạch tại Đông Nam Á, duy trì được lợi ích kinh tế cho cả khu vực và thế giới, trong đó có cả  Trung cộng.

  Ngược lại, dư luận quốc tế càng im lặng sẽ làm bàn đạp cho Trung CỘNG tiếp tục có những hành động làm gia tăng thêm căng thẳng trong khu vực. Một tình thế căng thẳng ở thế đối đầu như vậy sẽ ảnh hưởng sâu sắc tới an ninh vận tải biển ở khu vực Đông Nam Á, mà một khi vận tải biển bị gián đoạn thì hầu hết mọi lợi ích của các nước trong giao thương kinh tế với Trung cộng sẽ không còn.
TỔNG HỢP 

Không có nhận xét nào: