Pages

Thứ Ba, 24 tháng 7, 2012

Trung Quốc lập thành phố cực nam



Tiến sỹ Nguyễn Quang A, người tham gia vào các cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội vừa qua, nói rằng không ai ‘kích động hay xúi giục’ ông đi biểu tình cả.
Ông cho rằng ‘có hai thế lực kích động người dân biểu tình’.
“Đó là những hành động xâm lược bành trướng rất là thô thiển của nhà cầm quyền Trung Quốc và sự đàn áp của lực lượng an ninh (Việt Nam),” ông nói………
_____________________________________________________________________________________________________

Bắc Kinh đã long trọng tổ chức buổi lễ thành lập ‘thành phố Tam Sa’ trên đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa hiện đang có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam.
Lễ hôm 24/7 được tổ chức sau cuộc bầu cử hội đồng địa phương vài hôm trước. Trong ảnh, bà Vương Nguyệt Dung tự hào khoe lá phiếu cử tri.
Buổi lễ tại đảo Phú Lâm cũng như các sự kiện xác lập chủ quyền được truyền hình trực tiếp trên kênh CCTV của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc.
Ông Tiêu Kiệt nay giữ chức thị trưởng của Tam Sa, thành phố mới nhất Quốc vụ viện Trung Quốc cho lập ra. Quân ủy Trung ương của Đảng Cộng sản cũng ra lệnh lập một doanh trại quân đội cho Tam Sa.
Dù ‘quản lý’ hàng vạn km vuông biển và đảo, Tam Sa không có nhiều dân. Các hãng tin nước ngoài cho rằng ở Hoàng Sa mà Trung Quốc gọi là Tây Sa chỉ có vài trăm ngư dân và các đơn vị quân đội.
Tam Sa cũng giành ‘vương miện’ là ‘thành phố cực nam của Trung Quốc từ tay Tam Á, trên đảo Hải Nam. Trong hình là một dịp thi hoa hậu quốc tế tổ chức ở Tam Á, nơi không chỉ có các bãi biển đẹp được chính quyền quảng bá mà còn có một căn cứ tàu ngầm.
Dù đóng tại Hoàng Sa, Tam Sa có thẩm quyền, theo cách nói của Trung Quốc, quản trị cả các vùng biển xa nữa xuống phía Nam như vùng quanh quần đảo Trường Sa. Trên thực tế, Trung Quốc mấy năm qua đã dùng các đội tàu ngư chính để khẳng định quyền kiểm soát Biển Đông.
Gần đây nhất, Trung Quốc tuyên bố cử một đội tàu cá 30 chiếc xuống Trường Sa mà họ gọi là Nam Sa. Động thái này đã khiến chính phủ Việt Nam phản đối.
Chính Trung Quốc ra lệnh ‘cấm đánh bắt’ tới tháng 8/2012 ở Biển Đông mà họ gọi là Nam Hải nhưng cũng chính Trung Quốc cho tàu cá ra biển trước hạn đó.
Người dân Việt Nam đã nhiều lần xuống đường phản đối chính sách biển đảo của Trung Quốc. Trong hình là một cuộc biểu tình trong tháng 7 tại Hà Nội.
Không chỉ Việt Nam mà Philippines cũng phản đối Trung Quốc ‘lập thành phố Tam Sa’. Trong hình: Tổng thống Benigno Aquino duyệt binh. Ông Aquino cũng vừa cam kết tăng cường quân bị cho hải quân và không quân Philippines để bảo vệ biển đảo.

Không có nhận xét nào: