Pages

Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2012

Trung Quốc và tham vọng làm Hảo Hán


Trung Quốc là một phần năm thế giới. Họ hoàn toàn có lý khi muốn xưng hùng xưng bá với thế giới. TQ muốn làm anh hùng trong thiên hạ, đầu đội trời chân đạp đất, không sợ ai, luôn giúp ích cho đời. Nói theo cách người Tàu: TQ muốn làm Hảo Hán. Tham vọng là thế, nhưng thực tế lại là chuyện khác.
Hơn nửa thế kỷ qua, Bắc Kinh thường xuyên có trong tay 1/5 dân số thế giới. Xứ này cũng là một trong năm cái nôi của nền văn minh cổ đại (cùng với bốn xứ khác là Ai Cập, Ấn Độ, La Mã và Ba Tư).
Năm 1949, Khi Mao Trạch Đông hoàn tất việc đặt ách cai trị lên toàn lãnh thổ, ông đã không dấu diếm tham vọng này. Thoạt tiên là choành choẹ với Liên Xô để làm lãnh tụ của các nước cộng sản. Cũng chính vì vậy, trong suốt những năm 60 của thế kỷ trước, dẫu vẫn leo lẻo: “Bốn phương vô sản đều là anh em” nhưng thực chất quan hệ giữa hai nước đã đóng băng mà đỉnh điểm là cuộc chiến tranh biên giới Xô- Trung diễn ra vào tháng 3/1969, hai bên đã dùng trọng pháo để nói chuyện với nhau khiến hàng ngàn người dân thiệt mạng.

Trong suốt 30 năm đầu của Trung Cộng, dưới cái bóng khổng lồ của Mao, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa bị cuốn vào cơn lốc đấu tranh giai cấp, xem “ai thắng ai” mà hậu quả là gần năm chục triệu người dân vô tội đã phải chết oan ức vì cuộc thí nghiệm vĩ đại đó.
Năm 1978, khi Đặng Tiểu Bình bắt đầu thâu tóm được quyền lực, đưa học thuyết “Mèo trắng mèo đen” vào đời sống kinh tế, khiến nước này thoát chết, hồi sinh và có da có thịt.
Hơn 30 năm qua, nhờ cái gọi là “Cải cách mở cửa” Trung quốc ngày càng rủng rỉnh tiền bạc, thoả sức chi chác, vung tiền ve vãn các nước đang phát triển. Đầu tiên là tâng bốc Mỹ La tinh, mua chuộc Châu Phi, và không quên thò bàn tay xuống Đông Nam Á.
Với VN, chỉ là bản sao của TQ. Hơn ai hết, Bắc Kinh hiểu Hà Nội như hiểu chính mình vậy. Để mua đứt VN, Trung Quốc chỉ cần chỉ một khoản tiền lẻ để dựng lên một ông Tổng Bí thư thân Tàu.
Điều này giải thích vì sao, năm 1974, TQ cho quân chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của VN. Đặc biệt, năm 1978, cho quân chiếm thêm 9 đảo thuộc quần đảo Trường Sa, khiến hàng trăm bộ đội VN đã đổ máu thảm thương, có người còn không tìm thấy xác. Thế nhưng từ thời anh Mạnh rồi đến anh Trọng vẫn leo lẻo 16 chữ vàng: “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và 4 tốt: “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt,”  với TQ. Nếu không ăn tiền của TQ, chẳng ai lại ngu đến thế.
Điều đáng nói là, TQ có thể mua được ông TBT, nhưng với nhân dân VN thì lại là chuyện khác. Với tham vọng xưng hùng xưng bá, khi đã khá giả, Trung Quốc lập tức thay đổi thái độ và hành xử với các quốc gia láng giềng, khu vực. Thái độ TQ là hung hăng, hiếu chiến, nước lớn. Hành động thì ngang ngược, chèn ép, bắt nạt, đe dọa dùng vũ lực.
Tháng 11/2011, Nhật đã bắt giữ thuyền trưởng một tàu đánh cá Trung Quốc vì đã xâm phạm vùng lãnh hải Nhật Bản. TQ đã gầm lên, triệu Đại sứ Nhật Bản tại Bắc Kinh và kịch liệt phản đối, yêu cầu Nhật Bản lập tức thả người và tàu đánh cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu Trung Quốc.
Dẫu vẫn nhận hàng trăm tỷ USD vốn ODA từ Nhật Bản mà TQ vẫn ứng xử như vậy, thử hỏi những nước nhỏ khác trong khu vực Trung Quốc coi ra gì. Những quốc gia láng giềng bắt tay thân thiện với TQ đều thấy bất an. Ngoại trừ những kẻ cam chịu làm tay sai cho TQ.
Một nước láng giềng khác nữa của TQ là Triều Tiên. Năm 1953, sau cuộc nội chiến đẫm máu có sự tiếp tay của TQ, nước này bị chia cắt là hai. Nam Hàn dưới sự bảo trợ của Mỹ đã nhanh chóng vượt lên đống tro tàn đổ nát để trở thành một nước công nghiệp mới. Giờ đây, dẫu đang có hàng ngàn dự án FDI vào TQ, dẫu quan hệ thương mại giữ hai nước lên tới hàng chục tỷ USD nhưng Hàn Quốc không thể ngả vào lòng TQ như người anh em phía Bắc.
Riêng Bắc Hàn, vốn là “cùng phe XHCN”, thực chất, Bắc Hàn đang tự cô lập với thế giới, và là nơi để TQ tiêu thụ hàng chất lượng thấp. Bắc Hàn cũng là nơi cung cấp những nguyên liệu quan trọng cho nền công nghiệp TQ. Dẫu là “anh em” nhưng Bắc Hàn cũng đã cảm nhận được sự bất an từ ông anh nhiều tham vọng, từ đó tăng cường quan hệ với Nga để giảm bớt sự lệ thuộc vào TQ.
Đối với các nước Asean, Myanmar là một minh chứng sinh động. Dẫu gần như toàn bộ giới cầm quyền thuộc giới quân đội Myanmar đã bị TQ mua chuộc bằng những đồng tiền hối lộ nhưng khi được thức tỉnh, nước này ngả theo phương Tây đã đành, hơn thế Myanmar còn quyết định ngừng hợp đồng xây thủy điện với TQ khiến ông lớn hàng xóm phản đối quyết liệt.
Với những tham vọng về lãnh thổ, TQ đang mất bạn, láng giềng gần thì tự mình khiến họ xa lánh, cảnh giác, mất lòng tin. Trung Quốc cứu vãn tình thế bằng cách ngăm người này, đe người khác rằng không được theo Mỹ, Nhật…nhưng, đồng tiền mà họ bỏ ra chỉ mua được một vài quan chức chóp bu, còn với dân chúng, người ta trở nên khôn ngoan hơn trong một xã hội mà ngày càng cởi mở thông tin.
Tham vọng làm Hảo Hán của TQ khó trở thành hiện thực khi TQ chưa từ bỏ cách ứng xử áp đặt và tham lam của mình.
________
Tiếng Nói Dân Chủ là diễn đàn chia sẻ những quan điểm dân chủ từ nhiều nơi khác nhau. Ban Biên Tập không chịu trách nhiệm nội dung các bài viết đã được đăng tải, cũng như bài viết không nhất thiết phản ánh quan điểm của Tiếng Nói Dân Chủ.

Không có nhận xét nào: