Pages

Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2012

Chính phủ vất vả đàn áp các trang blog chống đối


Chris Brummitt/The Associated Press
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
Tin từ HÀ NỘI, Việt Nam – Cây gậy đánh golf dựng trong văn phòng Lê Quốc Quân là để tự vệ chứ không phải để chơi thể thao. Kể từ khi bị những kẻ dùng gậy sắt vây đánh mà ông tin là do công an phái đến vào tháng trước, vị luật sư viết blog và tranh đấu cho quyền con người này đã không rời khỏi nhà mà không mang theo cây gậy đánh golf.
Nếu cuộc tấn công là nhằm bịt miệng ông, nó đã không thành công. Bởi vì, chỉ vài ngày sau, ông đã trở lại trang mạng và thuật lại vụ việc ấy trên trực tuyến.
Internet đã trở thành một bàn đạp chính cho giới bất đồng chính kiến tại Việt Nam, và các nhà lãnh đạo Cộng sản của đất nước này đang cố gắng kiểm soát bằng các luật lệ mới, tăng cường bắt bớ, đe dọa và xử án tù dài hơn. Nhưng cho đến nay, đó là một trận chiến mà chính quyền đang thua.

Facebook và các trang mạng xã hội khác đang bị ngăn chặn ở đây, nhưng các bức tường lửa của nhà nước mỏng manh đến mức ngay cả trẻ con cũng biết làm thế nào vượt qua được. Chính phủ đã công bố lệnh cấm các trang web, rốt cuộc chỉ giúp lượng truy cập của họ tăng vọt. Ba blogger bị kết án tù trong tuần này – một người bị 12 năm – nhưng nhiều người khác vẫn tiếp tục theo đuổi chính nghĩa của họ.
Trong khi đòi hỏi tự do ngôn luận, tôn giáo và hoạt động chính trị, những nhà tranh đấu Việt nam nêu bật trên mạng internet các vụ tham nhũng cấp cao trong kinh tế và mối thù địch trong giới cầm quyền. Họ nhận được những hỗ trợ tinh thần thận trọng từ Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác, vốn cũng đang tạo sức ép cho các cải cách tại Hà Nội, ngay cả khi vẫn tìm kiếm các mối quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn với chính quyền này.
“Sự tăng trưởng của Internet đang gây nguy hiểm cho chính phủ”, Quân nói với hãng thông tấn Associated Press qua một cuộc phỏng vấn tại văn phòng của ông ở thủ đô Hà Nội. “Mọi người thực sự có thể đọc tin tức. Có một khát vọng dân chủ trong đất nước chúng tôi”.
Các chuyên gia nói rằng Hà Nội thiếu tiền và cách kiểm duyệt nội dung toàn diện như nước ở nước láng giềng Trung Quốc, nơi có một bức tường lửa vững chắc và các công ty công nghệ lớn điều hành các sản phẩm truyền thông xã hội của chính mình khiến Bắc Kinh có thể dễ dàng kiểm soát được.
Việt Nam cũng đang trải qua một cuộc suy thoái kinh tế sâu sắc, và càng hạn chế Internet chừng nào, đất nước này lại càng làm suy giảm động cơ tăng trưởng giúp duy trì các doanh nghiệp nhỏ, kết nối doanh nghiệp xuất khẩu sang các thị trường và khuyến khích đổi mới.
Đàn áp cũng có nguy cơ bị quốc tế chỉ trích, nhưng việc để cho những người viết blog thoải mái là không hề có trong bao năm trời chính phủ đàn áp vì mối lo lắng chủ yếu là nhằm loại bỏ bất kỳ mối đe dọa nào đến ách kìm kẹp về quyền lực của mình.
Quân là người viết blog hàng đầu và là một trong những nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng của Việt Nam. Năm 2007, ông bị giam ba tháng sau khi trở về nước từ một học bổng tài trợ của chính phủ Mỹ ở Washington. Ông cần phải điều trị tại bệnh viện sau cuộc tấn công bên ngoài nhà của ông hồi tháng trước.
Bài viết về chuyện bị đánh đập của ông đã thu hút được ủng hộ và thách thức.
(Bởi vì) những kẻ tàn bạo này, Đảng Cộng sản Việt Nam phải sám hối nếu không họ sẽ bị đem ra công lý của người dân trong thập kỷ này “, một người ẩn danh đã viết một bình luận như thế sau bài viết của ông. “Có lẽ, bây giờ là lúc để người dân đứng lên để ném chúng vào hố phân”.
Quân nói với hãng thông tấn AP rằng ông nghi ngờ công an địa phương trong cuộc vây đánh, có lẽ vì thất vọng sau khi không thể tìm thấy căn cứ gì để bắt giữ ông. Trong một tuyên bố, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị tuyên bố cáo buộc của Quân là “không có căn cứ.”
Internet là rất quan trọng cho những người bất đồng chính kiến Việt Nam để tổ chức và kết nối mạng với nhau nhanh chóng và an toàn. Trên mạng internet, không chỉ đăng tải ý kiến của mình, các nhà tranh đấu ở Việt Nam họ còn đang tảì video của các cuộc biểu tình và thậm chí cả các chi tiết việc họ bị bắt như thế nào.
Quân cho biết: “Sẽ có nhiều vụ bắt giữ và chống đối hơn, nhưng không hề gì. “Việc ấy sẽ mang lại thay đổi.”
Việc trưng thu đất đai của các quan chức là những khiếu nại trực tuyến ngày càng tăng và sự việc được nhìn đọc bởi nhiều người là một trong những điểm dễ bị tổn thương nhất của chính phủ. Các cuộc biểu tình chống cưõng chiếm thường được tổ chức trên trực tuyến và sau đó được viết trên blog.
Nhờ nhiều người Việt vào mạng trực tuyến, những nỗ lực này đang trở nên dễ dàng hơn. Ở Việt Nam khoảng 30% dân số có truy cập Internet, một trong những tỷ lệ phát triển truy cập mạng nhanh nhất ở châu Á. Một cuộc khảo sát của McKinsey & Co trong tháng tư cho thấy rằng lĩnh vực Internet hiện đang đóng góp 1% sản phẩm quốc nội GDP của Việt Nam.
“Chính phủ đang cố gắng nhét ngược ông thần vào trong chai, nhưng chúng ta có một giới công dân quyết đoán hơn rất nhiều nhờ vào quyền năng của công nghệ thông tin mới”, ông Phil Robertson từ tổ chức Human Rights Watch cho biết. “Khả năng tổ chức của các phương tiện truyền thông xã hội mới cho phép mọi người có chương trình làm việc khác nhau liên kết được với nhau chặt chẽ hơn.”
Trong tháng này, chính phủ đã báo hiệu ý định sẽ khống chế tích cực hơn khi thủ tướng ra lệnh cho công an phải bắt giữ những người đứng sau ba trang blog tin tức nổi tiếng từng báo cáo về những căng thẳng bị cáo buộc giữa ông và chủ tịch nước. Vài giờ sau thông báo, lượng truy cập vào các trang web ấy đã tăng lên.
Sau đó, trang web của chính phủ công bố một số trích dẫn về các mối nguy hại của các blog ấy từ những người mà họ mô tả là “những người bình thường.”
“Tôi nghĩ rằng thông tin trên các trang web xấu này giống như cỏ dại và nấm độc”, theo một trong những trích dẫn. “Những trang web này nhắm mục đích chia rẽ các nhà lãnh đạo hàng đầu của đảng và nhà nước. Tôi tự hỏi lý do tại sao các trang web có mục đích bệnh hoạn như thế lại được phép tồn tại quá lâu.”
Hôm thứ Hai, ba nhà báo công dân nổi tiếng – trong đó có một trường hợp từng được Tổng thống Barack Obama nhắc đến – đã bị kết án tù từ 4 đến 12 năm vì ” tuyên truyền chống chính phủ “. Các bản án nặng hơn những bản án từng giáng xuống các hoạt động trực tuyến trước đây.
Chính phủ đang dự thảo 3 Nghị định sẽ giúp họ dễ truy tố các blogger hơn và thiếp lập kiểm soát chặt chẽ các công ty web nước ngoài. Chính phủ Mỹ đã vừa lặng lẽ vừa công khai nêu lên các quan tâm của mình với các phần luật định được đề xuất.
Trong lời lẽ nguyên thủy, luật định đã yêu cầu các công ty như Google và Facebook phải đặt các máy chủ tại Việt Nam và phải lọc nội dung đang tải cho chính phủ. Trong các dự thảo gần đây, những yêu cầu ấy đã được loại bỏ, nhưng việc ngăn cấm đối với quyền tự do ngôn luận vẫn còn.
Google và Liên minh Internet châu Á, một nhóm vận động cho các công ty trang Web, từ chối bình luận, vì e ngaị phải trích dẫn đến sự nhạy cảm của các cuộc thảo luận với chính phủ.
Khi được yêu cầu bình luận về những lời chỉ trích của Hoa Kỳ và những nơi khác, Nghi, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, cho biết Việt Nam có quyền “quản lý việc sử dụng và khai thác” Internet để “ngăn chặn các tác động tiêu cực đến xã hội và cộng đồng.”
Trong khi đó, những người từng thách thức chính quyền trong nhiều năm trời đã khám phá được rằng Internet có thể giúp các hoạt động của họ hiệu quả hơn.
Nguyễn Văn Đài được thả tự do vào năm ngoái sau khichịu án tù 4 năm vì tội tổ chức các cuộc hội thảo về quyền con người . Tháng trước, ông bắt đầu viết blog về quyền con người sau khi một số bạn bè chỉ vẽ cho ông cách tạo dựng trang blog.
“Có rất nhiều người viết blog, tiếp cận đến hàng triệu người mỗi ngày , những người sau đó có thể bắt đầu hình thành một nhóm chống lại chính phủ”, Đài cho biết “Chính phủ lo lắng về Internet, nhưng họ không thể nào ngăn chặn được “.
Nguồn: NBC News

Không có nhận xét nào: