Pages

Thứ Sáu, 7 tháng 9, 2012

VN bác tin xin cứu trợ IMF



Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Việt Nam nói có quan hệ tốt với các tổ chức tài chính quốc tế
Một ngày sau khi có tin Việt Nam đối diện khả năng xin Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cứu trợ, Ngân hàng Nhà nước lên tiếng bác bỏ.
Thứ Năm 6/9, hãng tin tài chính Bloomberg đưa tin "Việt Nam có thể phải vay vốn từ IMF để giải quyết nợ xấu và tái cơ cấu ngân hàng".

Theo ông Hưng, thông tin nói trên hoàn toàn không chính xác vì nhiều lý do, trước hết là mục đích cho vay của IMF là cấp tín dụng cho các nước có khó khăn tạm thời đối với cán cân thanh toán, tức là khi một nước không có đủ nguồn tài trợ cho thanh toán quốc tế và duy trì đủ dự trữ ngoại hối cho tương lai.
Chiều thứ Sáu 7/9, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng nói với báo chí trong nước: "Trước hết, Ngân hàng Nhà nước khẳng định không có việc Việt Nam vay hay có ý định vay vốn của IMF để xử lý nợ xấu".

Ông Lê Minh Hưng cho Thông tấn xã Việt Nam biết kinh tế Việt Nam theo nhiều đánh giá "hiện đã có nhiều chuyển biến rất tích cực theo hướng ổn định, đặc biệt là cán cân thương mại, vãng lai và cán cân tổng thể đạt mức thặng dư cao, dự trữ quốc tế tăng mạnh, lòng tin của thị trường và công chúng được củng cố mạnh mẽ".

Chưa bàn tới

Ông cũng nói IMF và Chính phủ Việt Nam "chưa từng bàn tới hoặc có ý định thảo luận về kế hoạch IMF cấp tín dụng cho Việt Nam".
"Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô ổn định và xuất phát từ những nội dung nêu trên, không có lý do gì Việt Nam cần phải tiếp cận tín dụng của IMF."
Trong bài viết liên quan tới Báo cáo kinh tế vĩ mô 2012 do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội thực hiện, đăng trên trang web của ủy ban này, Bloomberg nói hệ thống tài chính của Việt Nam có thể sẽ cần từ 250 nghìn tỷ đồng (12 tỷ đôla) đến 300 nghìn tỷ đồng.
Hãng tin Mỹ dẫn lời ông Peter Ryder, giám đốc điều hành bộ phận quản lý quỹ và phát triển bất động sản của Indochina Capital, bình luận: "Việt Nam đang ở trong tình thế phải tìm kiếm những con đường nhằm điều chỉnh vốn và tái cơ cấu nền móng của hệ thống ngân hàng".
"Tuy nhiên, đối với người Việt Nam, nhất là khi nhìn vào lịch sử độc lập mãnh liệt của họ, việc phải tìm đến IMF trước khi đã cạn kiệt những cách khác là một điều đáng ngạc nhiên."
Trong hai ngày 6/9-7/9, ông Alfred Schipke -Trưởng đoàn Tham vấn Điều IV Điều lệ Quỹ của IMF phụ trách Việt Nam, đã có chuyến thăm Hà Nội.

Không có nhận xét nào: