Pages

Thứ Tư, 15 tháng 5, 2013

TQ: Mối nguy từ khủng hoảng kinh tế


Sự tăng trưởng kinh tế liên tục giúp nâng vị thế Trung Quốc trên thế giới
Nền kinh tế Trung Quốc đang trở thành nạn nhân của cuộc tranh cãi lãnh thổ đang tiếp diễn giữa Trung Quốc với Nhật Bản, trang tin BấmJapandailypress.com bình luận.
Với việc đấu khẩu về vấn đề chủ quyền chưa có dấu hiệu kết thúc, hiện nhiều hãng của Nhật, đặc biệt là các hãng trong mảng công nghiệp xe hơi, đang rút các hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc và chuyển sang các địa điểm khác ở Á châu nhằm tránh bị vạ lây trong cuộc đụng đầu chính trị giữa hai quốc gia.


Tuy nhiên, Trung Quốc có lẽ sẽ phải chứng kiến một cuộc cách mạng trong vòng 10 năm tới, không phải bằng bạo lực hay vũ khí, mà chính là từ sự suy yếu kinh tế, Japandailypress dẫn lời một phân tích gia.
Nhiều người nói rằng Trung Quốc vẫn đang nắm giữ quá nhiều lá bài kinh tế, có thể gây ảnh hưởng tới việc sản xuất rất nhiều loại hàng hóa khác nhau trên thế giới.
Trong một bài viết đăng trên tờ Financial Times, chủ biên Đặng Vũ Văn (Deng Yuwen) bình luận rằng kể từ thập niên 1990, Trung Quốc đã trở nên cởi mở hơn nhiều trong việc thảo luận về ý tưởng "cách mạng".

'Cách mạng đến từ suy thoái kinh tế'

Nhưng ông Đặng nhanh chóng giải thích rằng điều này không có nghĩa là việc lật đổ Đảng Cộng sản, hay thay đổi chế độ một cách hòa bình.
Ông tin rằng một cuộc khủng hoảng kinh tế, chẳng hạn như việc có thêm nhiều công ty, nhiều hoạt động đầu tư bỏ đi hoặc chuyển hướng ra khỏi Trung Quốc, sẽ dẫn tới tình trạng suy giảm xã hội, từ đó khiến chỉnh phủ mất quyền kiểm soát.
Kinh tế phát triển nhanh chóng khiến mức sống ở Trung Quốc tăng cao, dẫn tới giá lao động trở nên đắt đỏ
"Nhìn chung, các cuộc cách mạng nổ ra khi có một số yếu tố nhất định xuất hiện," ông Đặng viết.
"Thứ nhất, cuộc khủng hoảng kinh tế sẽ khiến điều kiện sống của đại đa số dân chúng bị đi xuống nghiêm trọng mà không có dấu hiệu sớm được cải thiện."
"Thứ nhì, người dân đã sẵn sàng cho cuộc cách mạng từ một thời gian dài, cho nên nhân dân tin rằng sẽ có sự thay đổi và các nhà lãnh đạo nhất trí ủng hộ cách mạng."
"Thứ ba, khả năng của đảng cầm quyền trong việc lãnh đạo đã liên tục bị suy giảm, không thích nghi được với sự trông đợi và đòi hỏi của người dân, bị mất đi hình ảnh cùng sức mạnh, và phải đương đầu với một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về tính chính danh của mình."
Nền kinh tế đang liên tục phát triển của Trung Quốc hiện đang được coi là thế mạnh to lớn nhất của Trung Quốc, và nó sẽ nâng nước này lên vị thế siêu cường.
Thế nhưng ngày đang có thêm nhiều quốc gia nhìn vào sự hung hăng trên biển trong thời gian gần đây của Trung Quốc, không chỉ với Nhật Bản mà còn cả với các nước khác ở Đông Nam Á như Việt Nam và Philippines. Điều này khiến cho các hãng trở nên ngần ngại.
Chưa kể sự phát triển kinh tế cũng có nghĩa là mức sống ở Trung Quốc trở nên tốt hơn, và đi đôi với nó là giá lao động cũng trở nên đắt đỏ hơn.
Cho nên ngay cả nếu không ngại về thái độ hung hăng trong vấn đề lãnh thổ của Trung Quốc thì các nhà sản xuất cũng cần phải tìm kiếm thị trường khác ngoài Trung Quốc nhằm tiết kiệm chi phí.
Trong lúc kinh tế toàn cầu rõ ràng là đang tụt dốc trong thời gian này, lợi ích thực sự cuối cùng có lẽ chính là sự thay thế Đảng Cộng sản bằng một đảng nào khác có nguyện vọng hợp tác với cộng đồng quốc tế nhiều hơn, thay vì chỉ biết đòi hỏi, bài báo của Japandailypress bình luận.

Không có nhận xét nào: