Pages

Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2013

Tranh chấp Biển Đông: Trung Quốc tránh các thế thụ động

(Global Research) - Mặc cho việc Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ John Kerry đã chính thức nhậm chức và một vài hiệu ứng phụ gây ra bởi chiến lược hung hăng của người tiền nhiệm của Hillary Clinton, lập trường của Hoa Kỳ trong vấn đề Biển Đông vẫn không có gì thay đổi. Đằng sau những đụng độ giữa Trung Quốc với Philippines và Việt Nam chính là sự đối đầu giữa Bắc Kinh và Washington trên vấn đề Biển Đông.

Những hạm đội của Trung Quốc gần đây đã thực hiện những cuộc tuần tra trên Biển Động, đi xa tới tận Zengmu Reef, điểm xa nhất về phía nam của lãnh hải Trung Quốc. Trong một buổi tuyên thệ trên tàu vào cuối tháng Ba, lính hải quân và các tướng đã thề sẽ bảo vệ lãnh hãi Trung Quốc.
Hải quân Hoa Kỳ hoạt động trong vùng Biển Đông. Ảnh: Georgetown Journal of International Affairs
Hải quân Hoa Kỳ hoạt động trong vùng Biển Đông. Ảnh: Georgetown Journal of International Affairs
Đầu tháng, một chiến hạm của Trung Quốc đã nả hai loạt pháo cảnh báo lên trời nhằm cản trở việc ngư dân Việt Nam đánh bắt cá trái phép trong vùng biển mà họ đang lên tiếng chiếm đóng. Cả hai việc này đã cho thấy sự kiên định và quyết tâm của Trung Quốc trong việc giữ vững lập trường của họ trong vấn đề Biển Đông.

Washington đã thể hiện mối lo ngại của họ trong cả hai trường hợp, củng cố thêm thái độ của Hoa Kỳ về việc họ có thể tham dự vào vấn đề Biển Đông ở bất cứ thời điểm nào.

Mặc cho việc Bộ trưởng Bộ Ngoại giao John Kerry đã chính thức nhậm chức và một vài hiệu ứng phụ gây ra bởi chiến lược hung hăng của người tiền nhiệm Hillary Clinton, lập trường của Hoa Kỳ trong vấn đề Biển Đông vẫn không có gì thay đổi. Đằng sau những đụng độ giữa Trung Quốc với Philippines và Việt Nam chính là sự đối đầu giữa Bắc Kinh và Washington trên vấn đề Biển Đông.

Sau bốn năm tham gia vào các vấn đề Biển Đông với chính sách đối ngoại “sức mạnh thông minh” của cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton, cộng với những đụng độ giữa Manila và Hà Nội với Bắc Kinh, mọi loại nguy hiểm ở Biển Đông giờ đây đã rõ như ban ngày. Tất cả các bên liên quan giờ đều đã hiểu rõ hơn bên kia mạnh ở đâu và cương quyết như thế nào.

Trung Quốc, bằng sức mạnh hơn hẳn so với Philippines và Việt Nam giờ đây đã thay đổi thế bị động của họ. Bắc Kinh lo lắng những đụng độ ở Biển Đông có thể gây nên sự tàn phá đối với môi trường biển sung quanh nước này và từ đó ảnh hưởng xấu tới giai đoạn cơ hội chiến lược của nước họ. Giờ thì hầu hết các lo ngại đã được tháo gỡ.

Những vụ tai tiếng như cuộc đọ pháo ở đảo Huangyan đã thể hiện một điều rõ ràng – xét cho cùng thì đây là những mẫu thuẫn giữa các nước có sức mạnh chênh lệch hoàn toàn với nhau. Cả Manila và Hà Nội đều không có một cơ hội nào giành chiến thắng trên Biển Đông nếu như tình hình có leo thang thành chiến tranh.

Trung Quốc không có kế hoạch nào để tạo nên một cuộc chiến và lấy lại toàn bộ các hòn đảo mà họ chiếm đóng một cách trái phép, vốn thuộc chủ quyền của Phillippines và Việt Nam. Tuy nhiên, Trung Quốc đã trở nên cương quyết hơn trong việc giải quyết mạnh tay với các thách thức của hai đối thủ này.

Trung Quốc hiện đang tận dụng sức mạnh của họ trong vấn đề Biển Đông để phát triển sự ổn định trong nước. Trong khi đó, cả Manila và Hà Nội đang bất lực ​chứng kiến những khiêu khích của Bắc Kinh về quyền tranh chấp ở khu vực này. Thậm chí Washington cũng thấy rõ ngày càng có nhiều hạn chế trong chính sách Biển Đông của Hoa Kỳ. Philippines và Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức nếu họ chọn sự đối đầu gay gắt với Trung Quốc.

Trung Quốc nên tập trung vào sự phát triển ôn hòa. Tuy nhiên trong lúc đó, họ không dè dặt trong việc áp dụng các biện pháp cương quyết để bảo vệ những mối quan tâm chính của họ. Trung Quốc nên tránh những hiềm khích từ bên ngoài, một điều then chốt trong môi trường chiến lược lâu dài của đất nước này.

Bảo Anh chuyển ngữ, CTV Phía Trước

© 2013 Bản tiếng Việt Tạp chí PHÍA TRƯỚC

Không có nhận xét nào: