Pages

Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2013

Trung Quốc đang làm gì trên Biển Đông?


Lê Phương Dung

Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, Trung Quốc đang dụng " kế liên hoàn "trong mưu đồ xâm chiếm Biển Đông. Thời gian vừa qua, Trung Quốc không chỉ đối sử thô bạo với các nước láng giềng nhỏ bé có ranh giới biển với Trung Quốc, mà còn luôn gây căng thẳng với Nhật Bản, cường quốc lớn thứ ba thế giới.

Trung quốc đang làm gì?

Trong bài: " Trung Quốc với kế liên hoàn ", tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng ( Hong Kong ), Ngày 11/3 đặt câu hỏi: - Vì sao thời gian qua Trung Quốc đã áp dụng lập trường cứng rắn đối với các nước đồng minh của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng như đối với các nước có chung biên giới biển với Trung Quốc?"

Câu trả lời là Trung Quốc đang áp dụng " kế liên hoàn " trong chiến lược lấn chiếm Biển Đông và làm giảm ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực này. Cũng theo tờ báo," kế liên hoàn " nằm trong 36 mưu kế từng được các nhà quân sự Trung Quốc thời cổ đại vận dụng để thôn tính lẫn nhau.

Để thực hiện kế sách này, Trung Quốc đã tiến hành ba bước:

1. Bước thứ nhất là không ngừng tăng cường sức mạnh kinh tế, quân sự và ảnh hưởng chính trị trong khu vực và trên thế giới.
  1. - Về kinh tế, sau hơn 30 năm cải cách mở cửa, GDP năm 2010 đã vượt Nhật Bản và trở thành nền kinh tế lớn thứ hai sau Mỹ.
  2. - Về khoa học kỹ thuật, Trung Quốc hiện là nước đứng thứ ba thế giới sau Mỹ và Nga về lĩnh vực chinh phục vũ trụ.
  3. - Về quân sự, Trung Quốc không ngừng tăng cường thực lực quân sự về các mặt, với chi phí quốc phòng hàng năm tăng lên từ 7% đến 10 %. Chi phí quốc phòng năm 2004 chỉ có 30,2 tỉ USD, năm 2008 tăng lên gấp hai lần với gần 60 tỉ USD, năm 2011 tới 85,8 tỉ USD, năm 2012 tới 95,7 tỉ USD, năm 2013 dự kiến sẽ là 114 tỉ USD.
Hải quân Trung Quốc đã sử dụng tàu sân bay Liêu Ninh ( ngày 25/9/2012 ). Cùng với sức mạnh Hải quân tăng lên, ngày 10/3, Trung Quốc nâng Cục Hải Dương Nhà nước lên tương đương cấp Bộ để tăng cường kiểm soát Biển Đông.

Đồng thời, Trung Quốc luôn đưa tàu chiến, tàu Hải giám, tàu cá, máy bay trinh sát vùng biển Senkaku do Nhật Bản quản lý và vùng biển có chung biên giới biển với Trung Quốc. Mục đích này là gây rối, làm cho đối phương mệt mỏi.

Hãng Reuter của Anh ngày 07/3 cho rằng mặc dù Hải quân của Nhật Bản mạnh hơn Trung Quốc rất nhiều, nhưng với chiến dịch " tiêu hao sinh lực, khiến đối phương mệt mỏi ", như thời gian vừa qua của Trung Quốc sẽ dần chuyển hoá ưu thế sang cho chính họ.

2. Bước thứ hai: là tìm cách chia rẽ nội bộ giữa Mỹ với các đồng minh, giữa Mỹ với ASEAN và nội bộ Mỹ nhằm gây rối loạn nội bộ, mâu thuẫn chia rẽ với nhau. Mục đích của bước này làm cho nội bộ đối phương bị chia rẽ, lục đục, nghi ngờ lẫn nhau. Từ đó, sức mạnh của Mỹ và đồng minh bị giảm sút, chuyển hoá từ thế mạnh sang thế yếu so với Trung Quốc.

Thời gian qua, Trung Quốc ra sức tìm cách chia rẽ Mỹ và Nhật, giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, giữa Mỹ với ASEAN và trong nội bộ ASEAN với nhau. Thậm Chí Trung Quốc ra sức tìm cách chia rẽ chính phủ Mỹ với các doanh nghiệp Mỹ hoạt động trong khu vực này.

3. Bước thứ ba: là lợi dụng thời cơ, sơ hở của đối phương để phát động tấn công, lấn chiếm. Đây là kế sách lâu dài hơn.

Thời gian qua, Trung Quốc đã lợi dụng Mỹ gặp nhiều khó khăn về kinh tế ( chỉ là nhất thời ), cũng như mâu thuẫn giữa hai Đảng Dân chủ và Cộng hoà để chia rẽ và tăng cường quan hệ với các đồng minh của Mỹ. Trong khi Mỹ đang phải bận rộn với việc nội bộ, Trung Quốc đã ra sức gây sức ép với Nhật Bản và đe doạ các nước nhỏ.

Đối với các nước khác trong khối ASEAN và các nước nhỏ, yếu hơn, ngoài việc gây sức ép về kinh tế. Trung Quốc còn đe doạ sử dụng vũ lực, gây hấn và từ đó lấn chiếm dần, mở rộng vi phạm thế lực ở Biển Đông.

Hiện giờ, Trung Quốc mặc nhiên kiểm soát bãi cạn Scarborough của Philippine, và mưu toan biến thành nguyên trạng mới, tương tự như những gì đã xảy ra với Mischief Reef ( bị Trung Quốc thôn tính năm 1995 ), hay quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị đánh chiếm từ năm 1974.

Nhà báo Lê Phương Dung và đồng nghiệp
Coi thường luật pháp quốc tế và lịch sử

Lén lút, " thừa nước đục thả câu ", " ỷ mạnh hiếp yếu ", coi thường luật pháp quốc tế, bội tín... là những thủ đoạn của Trung Quốc khi xâm phạm trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, được nêu rõ trong cuốn " Kỷ yếu Hoàng Sa " mới được ấn hành trong thời gian gần đây.

Cuốn sách do UBNDTPHN huyện đảo Hoàng Sa ( Đà Nẵng ), và NXB - Thông tin - Truyền thông xuất bản, có đăng tải bài viết quan trọng của tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới của Chính phủ với tựa đề " quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa ", cung cấp rất nhiều tư liệu, chứng cứ quý giá khẳng định Nhà nước Việt Nam là nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa, ít nhất là từ thế kỷ XVII: " Việc chiếm hữu và thực thi chủ quyền này là thực sự, liên tục, hoà bình, phù hợp với nguyên tắc của thực tiễn và luật pháp quốc tế. Việt Nam có đầy đủ các bằng chứng pháp lý và các cứ liệu lịch sử có giá trị để chứng minh sự thật hiển nhiên này qua các giai đoạn lịch sử có liên quan ". Đồng thời chỉ rõ hai giai đoạn mà Trung Quốc đã sử dụng nhiều thủ đoạn xâm chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Ở giai đoạn 1946 - 1956, ông Trần Công Trục nêu rõ: " Lợi dụng Việt Nam đang lo đối phó với sự trở lại của thực dân Pháp và lo kháng chiến chống Pháp, quân của Tưởng Giới Thạch và sau đó là quân của CHND Trung Hoa đã tiến hành chiếm đóng các đảo ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ".

Cũng trong thời gian này, một công chức tên là Bai Meichu của chính quyền Đài Loan đã vẽ và xuất bản bản đồ " Nam Hải chư đảo ", trong đó thể hiện đường biên giới biển bao trùm khoảng 80% diện tích Biển Đông, thường được gọi là đường biên giới " lưỡi bò " mà không dựa vào bất cứ một tiêu chuẩn nào theo luật pháp và thực tiễn quốc tế.

Ngay chính tác giả Bai Meichu, và nhiều nhà học giả Trung Quốc đã không thể đưa ra được bất kỳ lý do nào để biện minh cho đường biên giới đã được thể hiện một cách tuỳ tiện này. Tuy vậy, Trung Quốc đã dựa vào bản đồ này để liên tục tung ra các loại bản đồ Trung Quốc có vẽ đường biên giới biển với 9 đoạn và chính thức hoá đường biên giới này bằng một Công hàm mà họ đã gửi lên Liên hiệp quốc vào tháng 5/2009 để phản đối Hồ sơ ranh giới ngoài Thềm lục địa do Việt Nam và Malaysia nộp lên Uỷ ban ranh giới Thềm lục địa của LHQ.

Cũng trong năm 1947, ngày 13/1. Chính phủ Pháp chính thức phản đối sự chiếm đóng bất hợp pháp của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa của quân đội Trung Hoa Dân quốc, đồng thời nhắc lại đề nghị tìm giải pháp giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, và ngày 17/10/1947 Thông báo hạm Tonkinois của Pháp được phái đến Hoàng Sa để yêu cầu Trung Quốc rút khỏi Phú Lâm.

Pháp gửi một Phân đội lính, gồm 10 lính Pháp, 17 lính Việt Nam đổ bộ đóng một đồn ở đảo Hoàng Sa và các cuộc thương lượng được tiến hành từ 25/2 đến 4/7/1947 ở Paris. Tại đây, Chính phủ Trung Quốc đã từ chối không chấp nhận việc nhờ Trọng tài quốc tế giải quyết do Pháp đề nghị.

Ngày 8/3/1949. Pháp ký với Bảo Đại Hiệp định Hạ Long trao trả độc lập cho Chính phủ Bảo Đại. Tháng tư, Đổng lý Văn phòng, Hoàng thân Bửu Lộc tuyên bố khẳng định lại chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa.

Ngày 1/10/1949, nước CHND Trung Hoa ra đời, đơn vị đồn trú của Trung Hoa Dân quốc phải rút khỏi đảo Phú Lâm, trong khi đó Pháp vẫn duy trì quân đồn trú tại đảo Hoàng Sa.

Ngày 14/10/1950, Chính phủ Pháp chính thức trao lại cho Chính phủ Bảo Đại việc quản lý và bảo vệ quần đảo Hoàng Sa. Tống trấn Trung phần Phan Văn Giáo đã chủ trì việc bàn giao này.

Cần nhắc lại, trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, Nhật Bản đã rắp tâm biến các quần đảo trong Biển Đông trở thành bàn đạp để mở rộng sự chiếm đóng của mình xuống khu vực Đông Nam châu Á. Ngày 31/3/1939. Nhật tuyên bố sáp nhập các quần đảo trong Biển Đông và các vùng lãnh thổ mà Nhật đã chiếm đóng. Tuy nhiên, ngày 4/4/1939, Chính phủ Pháp đã gửi Công hàm phản đối các quyết định nói trên của Nhật và bảo lưu các quyền của chính quyền Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Lê Phương Dung


(VOA)

Không có nhận xét nào: