Pages

Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2013

Việt Nam buộc các ngân hàng bán nợ xấu

Hiền Trang chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Nguyễn Diệu Tú Uyên
Bloomberg News
Việt Nam đang có kế hoạch buộc nhiều ngân hàng bán các khoản nợ xấu cho công ty quản lý tài sản sắp được thành lập và làm sáng tỏ 5 tỷ USD nợ xấu giữa lúc chính phủ nước này đang nỗ lực cải tổ hệ thống ngân hàng.
 Ngan hang nha nuocCác ngân hàng cho vay với tỷ lệ nợ xấu 3% trở lên sẽ được yêu cầu thực hiện theo quyết định trên, Chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Hữu Nghĩa cho biết hôm qua, trích dẫn từ một đề nghị cuối cùng đang chờ Thủ tướng xem xét và phê duyệt.

 “Chúng tôi sẽ sử dụng các số liệu của chúng tôi đối với các khoản nợ xấu của mỗi ngân hàng thương mại chứ không phải là số mà các ngân hàng báo cáo”, ông Nghĩa nói với Bloomberg tại Hà Nội.
 Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bỏ lỡ thời hạn thành lập công ty quản lý tài sản nhằm giải quyết các khoản nợ xấu mà theo JPMorgan Chase ước tính lên đến 20%. Mức tăng trưởng của Việt Nam đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1999 vì nợ xấu theo thang và nhiều doanh nghiệp phá sản.
 Công ty quản lý tài sản “không phải là một viên đạn ma thuật, nhưng đó là một phần trong một loạt các vũ khí của chính phủ và Ngân hàng Nhà nước để sử dụng nhằm cố gắng giải quyết vấn đề nợ xấu”, ông Tareq Muhmood, Giám đốc điều hành Australia & New Zealand Banking Group Ltd (ANZ) tại Việt Nam cho biết. Công ty quản lý tài sản “nên dành không gian để các ngân hàng có thể thở cũng như cung cấp cho họ thêm thời gian để xây dựng lợi nhuận trong vài năm tới và sử dụng các khoản lãi để trả nợ xấu”.
 Tiếp cận các nguồn vốn lớn hơn
 Sàn chứng khoán VN-Index tại thành phố Hồ Chí Minh (VNINDEX) giảm lần đầu tiên trong ba ngày.
 Công ty quản lý tài sản sẽ được thiết lập trong tháng này, theo ông Cao Sỹ Kiêm, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính và Tiền tệ Quốc gia cho biết. Công ty này sẽ giúp giải quyết khoảng 100 tỷ đồng (4,8 tỷ USD) tiền nợ xấu, ông Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cố vấn cho Thủ tướng Chính phủ, cho biết dựa theo các ước tính của chính phủ.
 Tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng Việt Nam đã giảm xuống 6% trong tổng số dư nợ cho vay tính đến ngày 28 tháng Hai, giảm từ “khoảng 8%” vào năm ngoái, theo ước tính của chính phủ. Chính phủ cho biết hôm qua rằng tín dụng đã tăng trưởng 2,1% trong bốn tháng đầu năm nay, sau thời gian ở mức 9% trong năm 2012, mức mà Ngân hàng Thế giới cho là “thiếu máu”.
 Công ty quản lý tài sản sẽ “giúp các doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn lớn hơn”, ông Ngoạn nói. Ngân hàng Nhà nước đã cắt giảm lãi suất hồi đầu tháng này, và đây là phiên giảm thứ tám kể từ đầu năm 2012 trong lúc họ đang nổ lực thúc đẩy vốn cho vay.
 Bước tốt
 Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam – Agribank, ngân hàng lớn nhất bằng tài sản, có tỷ lệ nợ xấu là 6,1% tính đến cuối tháng Sáu năm 2012, theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết hồi cuối tháng Tám.
 Ngân hàng cổ phần thương mại Sài Gòn–Hà Nội, ngân hàng lớn thứ bảy tại Việt Nam, có tỷ lệ nợ xấu 8,8% vào cuối năm 2012, theo một tuyên bố trên trang web của ngân hàng này. Tuy nhiên, ngân hàng nhà nước hiện không tiết lộ mức nợ xấu tại ngân hàng này trong năm nay là bao nhiêu.
 Công ty tài sản sẽ có số vốn đăng ký ban đầu là 500 tỷ đồng và phát hành trái phiếu không trả lãi để đổi lấy các khoản nợ xấu của các ngân hàng, ông Nghĩa nói. Các trái phiếu này sẽ có kỳ hạn năm năm và các ngân hàng có thể sử dụng chúng như tài sản thế chấp để có được quỹ tái cấp vốn từ ngân hàng trung ương, ông Kiêm cho biết.
 Theo ông Kiêm – cựu thống đốc Ngân hàng Nhà nước, công ty tài sản sẽ sử dụng giá trị sổ sách của các khoản nợ xấu, không bao gồm các khoản quy định lỗ lãi, như một phương pháp định giá trái phiếu phát hành cho người cho vay. Các ngân hàng sẽ được yêu cầu dành ra 20% giá trị trái phiếu mỗi năm cho đến khi trái phiếu đáo hạn.
 Công ty quản lý tài sản “là một bước tiến tốt trong việc đẩy nhanh tiến trình cải cách cơ cấu hệ thống ngân hàng”, ông Deepak Mishra, trưởng kinh tế gia của Ngân hàng Thế giới tại Hà Nội cho biết. “Hiệu quả trong việc giải quyết vấn đề ngân hàng trong lĩnh vực kinh tế sẽ phụ thuộc vào cơ chế thực hiện bao gồm sự tham gia của các ngân hàng có các khoản nợ xấu lớn và tính minh bạch trong các hoạt động của họ”.
 © 2013 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC

Không có nhận xét nào: