Pages

Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

Việt Nam – Ngôi sao đang dần tối



William Pesek, Reuters
Bảo Anh chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Tương tự như các nền kinh tế khác đang trên đà nở rộ, Việt Nam phải đối mặt với ba mối đe dọa mới: một cuộc khủng hoảng tê liệt ở châu Âu, một nước Mỹ sút kém, và sự tiêu xài hoang phí ở Nhật Bản. Tuy nhiên, nguy cơ lớn nhất đối với tương lai của quốc gia này là nỗi quyến luyến với những kỷ niệm xa xưa.

Đã 27 năm kể từ khi Hà Nội phát động chính sách “Đổi mới” cho phép các công ty tư nhân tham gia vào nền kinh tế và mở cửa lĩnh vực then chốt như nông nghiệp. Sự tăng trưởng nhanh chóng đã đẩy Việt Nam trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình, biến chuyển nước chiến tranh một thời thành một trường hợp hợp nghiên cứu phát triển và xóa đói giảm nghèo. Nhưng cho đến thời điểm hiện tại, kế hoạch chi tiết hồi năm 1986 của Việt Nam đối với “nền kinh tế thị trường định hướng XHCN” hình như đã lỗi thời.
Các dữ liệu gần đây cho thấy chiến lược mà Việt nam áp dụng cho đến ngày hôm nay – tương tự như cách Trung Quốc đã làm, chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp nhà nước và lấp kế hoạch từ trên trung ương xuống địa phương – hiện đang trở thành lực cản của đất nước. Việt Nam đang mất dần tính hấp dẫn trên bảng xếp hạng cạnh tranh toàn cầu trong khi tăng trưởng đã chậm lại ở mức khoảng 5% mỗi năm, mức thấp nhất kể từ năm 1999. Để phục hồi, Việt Nam cần phải làm chính xác những gì mà họ đang cố tránh như hiện nay: xây dựng một nền kinh tế thực sự bao gồm khu vực tư nhân sôi động và sáng tạo để đa dạng hóa sự tăng trưởng và tạo ra sự thịnh vượng.
Không bảo đảm
“Hiệu chuẩn lại hoàn toàn nền kinh tế sẽ là điều cần thiết để Việt Nam đạt được mức tăng trưởng mạnh thêm một lần nữa”, Vaninder Singh, kinh tế gia tại Singapore thuộc Royal Bank of Scotland Group Plc nói. “Điều này không bảo đảm được vì nó đòi hỏi sự thay đổi đáng kể trong các cơ cấu doanh nghiệp và cải thiện năng suất”.
Liệu chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có ý chí chính trị đủ mạnh để hiện đại hóa nền kinh tế Việt Nam trí giá 124 tỷ USD? Quỹ Tiền tệ Quốc tế [IMF] dường như đang nghi ngờ khả năng này của Việt Nam. IMF gần đây đã cắt giảm dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2014 nhiều hơn so với những cắt giảm đối với bất kỳ quốc gia châu Á nào khác xuống chỉ còn 5,2%. Điều đó có thể là điều không tưởng đối với thế giới mà Tập đoàn của Bảy quốc gia này hầu như không thể mở rộng. Nhưng đối với một nền kinh tế 90 triệu người ở giai đoạn phát triển thì đó không phải là một cuộc khủng hoảng đáng kinh ngạc.
Khi họ đưa ra những chương trình cải cách, các lãnh đạo tại Hà Nội tin rằng họ đã đi theo mô hình thành công kỳ diệu của Trung Quốc. Cách tiếp cận của Việt Nam tương đối tiệm tiến và thận trọng hơn so với chính sách của Đặng Tiểu Bình. Tuy nhiên, lực đẩy lớn cũng tương tự và bây giờ đã bắt đầu sinh sản ra cùng một vấn đề.
Hình thái Trung Quốc
Tương tự như Trung Quốc, Việt Nam cũng đang bị hệ thống phân bổ tín dụng bóp méo các chi phối bởi các doanh nghiệp nhà nước. Các quyết định cho vay thiếu thận trọng của họ đã dấy bùng lên mối nguy hiểm bong bóng bất động sản và chôn vùi các ngân hàng dưới những khoản nợ xấu. Khoảng cách giữa người giàu và người nghèo đang phát triển nhanh chóng, vì thế những xung đột giữa công nhân đòi tăng lương và các ngành công nghiệp dựa trên lao động giá rẻ cũng nhiều không kém. Các vụ thu hồi đất đai tinh ranh và tư nhân hóa chỉ để làm giàu cho một số quan chức có quan hệ chính trị đã gây ra nhiều phẫn nộ trong công chúng. Tham nhũng tràn lan khắp nước đang làm xói mòn tính chính đáng của đảng cầm quyền.
Việt Nam không thể tiến về phía trước nếu không tái cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước hiện chiếm gần 40% trong tổng sản phẩm cả nước. Các nhà kinh tế tại McKinsey & Co đưa ra ước tính rằng Việt Nam cần phải nâng cao năng suất lao động hơn 50% để duy trì mức tăng trưởng lành mạnh. Bạn không cần đoạt giải thưởng Nobel về Khoa học Kinh tế thì cũng biết rằng chỉ có khu vực tư nhân phát triển mạnh mẽ mới có thể làm được điều đó.
Lý do để lo lắng
Vào tháng Hai vừa qua, Thứ trưởng Tài chính Trương Chí Trung đã hứa rằng chính phủ sẽ công bố một kế hoạch lớn để sửa chữa 52 tập đoàn nhà nước vào tháng Sáu. Tuy nhiên, dựa trên những kinh nghiệm trong quá khứ, có nhiều lý do để tin rằng những cải cách sẽ thiếu các chi tiết cụ thể. Chính phủ Việt Nam hiện đã bỏ lỡ mất mục tiêu trong việc tạo lập ra một công ty quản lý tài sản nhằm giải quyết các khoản nợ xấu trong ngành ngân hàng. Những cam kết kiềm chế đối với đầu tư công, cho vay và doanh nghiệp nhà nước không chỉ quen thuộc mà ngày đang trở nên hết sức đơn điệu.
Câu hỏi đặt ra là liệu đội ngũ của ông Dũng có đủ uy tín để thực hiện bất kỳ những cải tiến cần thiết này hay không, đừng nói chi là hoàn tất hết cả ba điều nói trên. Ở đây, người ta không nên đánh giá thấp vai trò của nạn tham nhũng. Cũng giống như ông Tập Cận Bình tại Bắc Kinh, ông Dũng phải đối mặt với một vấn đề không cộng sản duy nhất: quá nhiều quan to làm giàu từ mô hình hiện tại của Việt Nam. Những chiến lợi phẩm như vậy đã làm mờ đi các động lực cần thiết cho sự thay đổi.
Những vụ đút lót hay mua chuộc đã tăng theo tỷ lệ nghịch trong nền kinh tế Việt Nam. Vào năm 2012, Việt Nam đã thụt từ hạng 112 trong năm 2011 xuống hạng 123 trong bản Nhận thức Chỉ số Tham nhũng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, chỉ đứng trên hai nước tồi tệ hơn là Sierra Leone và Belarus. Trong khi đó, trên cùng chỉ số cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Việt Nam đã giảm 10 bậc xuống vị trí thứ 75, tụt hậu hơn so với Uruguay và Ukraine.
Nhìn về tương lai
Nhìn về phía tưrớc, những thách thức của Việt Nam dù sao vẫn dễ quản lý hơn so với Trung Quốc: các doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam nhỏ hơn, quyền lợi của họ do đó cũng ít phổ biến và mạnh mẽ hơn [Trung Quốc]. Nhưng việc cải cách từ từ hiện không phải là một lựa chọn đúng đắn. Đây là thời điểm để Việt Nam phát triển mô hình của riêng mình, trong đó cần phải bài trừ nguồn gốc tham nhũng, đầu tư nhiều hơn vào các lĩnh vực tăng trưởng chủ chốt như sản xuất công nghệ và giáo dục, và trao quyền cho các doanh nghiệp để dần di chuyển lên các bậc thang giá trị gia tăng.
Trong nhiều năm qua, các quốc gia nhỏ khác ở Đông Nam Á như Miến Điện và Campuchia luôn xét đến mô hình của Việt Nam để áp dụng vào các chương trình cải cách kinh tế của họ. Việt Nam có thể đóng vai trò đó thêm một lần nữa. Chỉ đó điều, Việt nam cần nhìn về phía trước chứ không quay lại quá khứ phía sau.
William Pesek (wpesek@bloomberg.net) là cộng tác viên thường trực trong mục Bloomberg View. Bài viết thể hiện ý kiến riêng của tác giả.
© 2013 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC

Không có nhận xét nào: